Ánh sáng có ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc?

Trước khi có rạp chiếu phim, rạp hát, Edison hay phần mềm Magic Lantern, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng ánh sáng để tạo nên những câu chuyện của họ. Các sử học gia giả thuyết rằng ngay từ 20.000 năm trước, các bức vẽ trong hang động thời đồ đá không chỉ sử dụng đá để tạo chiều sâu và cảm nhận, mà còn để tăng cường sự nhấp nháy của ánh lửa khi chiếu lên chúng, mang lại những hình ảnh sống động.  

Ánh sáng tạo ra hiệu ứng thị giác (hình ảnh, hình dạng, cường độ, cảm nhận, độ tương phản, v.v.), cũng như những tác động sinh học và tâm lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. 

Ánh sáng tác động sinh học: 

Khi ánh sáng tác động đến chúng ta về mặt sinh học, nó cải thiện hoặc làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và sức khỏe tổng thể của chúng ta. Ánh sáng cải thiện tâm trạng, làm ổn định nhịp sinh học, giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Về mặt tâm lý, ánh sáng làm giảm chỉ số trầm cảm và thậm chí tăng hiệu suất nhận thức.  

Độ bão hòa là cường độ của màu sắc. Màu sắc càng đậm càng có tác dụng khuếch đại cảm xúc, ngược lại, màu sắc càng nhạt càng làm giảm cảm xúc. Trong nghệ thuật, độ bão hòa được định nghĩa theo thang điểm 100, từ màu thuần (100% [bão hòa hoàn toàn]) đến màu xám (0%). Trong chiếu sáng, có thể áp dụng một quy ước tương tự. 

Người ta đã chứng minh (thông qua các nghiên cứu khác nhau) rằng ánh sáng tự nhiên khiến bạn hạnh phúc hơn, nhưng màu sắc do ánh sáng nhân tạo tạo ra cũng có thể gợi lên những cảm xúc khác nhau và có những tác động tương tự đến cơ thể. 

Ánh sáng xanh / trắng: Làm cho chúng ta tràn đầy năng lượng nhưng có thể làm gián đoạn giấc ngủ nếu được tiếp xúc vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ do ánh sáng xanh ngăn chặn melatonin. Tế bào não có xu hướng nhạy cảm nhất với bước sóng xanh lam và ít nhạy cảm nhất với bước sóng màu đỏ. Các bước sóng màu xanh thậm chí có thể có tác động đến nhịp sinh học của những người bị mù. 

Ánh sáng đỏ / vàng là ánh sáng ít có khả năng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong của chúng ta nhất. Ánh sáng đỏ vào buổi tối có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Điều này là do ánh sáng đỏ vào buổi tối giúp tăng melatonin dẫn đến giấc ngủ. 

Ánh sáng tác động tâm lý 

Các tác động tâm lý của ánh sáng trắng lên tâm trạng cũng đã được nghiên cứu rộng rãi, cho ra nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy, ánh sáng ấm hơn (3000K) giúp bầu không khí tích cực và giải quyết xung đột tốt hơn so với ánh sáng trắng mát (4200K).  

Trong 1 nghiên cứu với thời gian phơi sáng từ 90 đến 120 phút, tâm trạng tiêu cực của phụ nữ giảm trong điều kiện ánh sáng ấm (3000K) và tăng lên trong điều kiện ánh sáng lạnh (4000K), trong khi ở phía nam giới là ngược lại, họ cảm thấy tích cực hơn dưới ánh sáng trắng mát (4000K). 

Thậm chí, ánh sáng còn được 1 số nhà hành pháp sử dụng để làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật. Bạn nghĩ tại sao đèn giao thông lại có 3 màu: vàng, đỏ và xanh lá cây? Theo nghiên cứu, màu đỏ khiến mọi người phản ứng với tốc độ và lực lớn hơn, nên đây còn là gam màu sử dụng trong các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, việc cho học sinh tiếp xúc với ánh sáng đỏ trước khi làm bài kiểm tra đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến kết quả bài kiểm tra. 

Tại Nara, một thành phố của Nhật Bản, cảnh sát lắp đặt nhiều đèn đường màu xanh dương vào năm 2005 và nhận thấy số vụ án tại những khu vực có đèn giảm khoảng 9%. Kể từ khi chuyển đèn hiệu màu đỏ tại các sân ga ở Gumyoji, thành phố cảng Yokohama, các hành vi tự sát đã giảm rõ rệt. Các nhà tâm lý học cho rằng, ánh sáng xanh có bước sóng ngắn - có thể điều trị hiệu quả đối với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (một loại trầm cảm), và làm bớt căng thẳng ở cá (nó chưa được thử nghiệm trên người).  


← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Tìm kiếm
Bảng giá lẻ
Xem điểm mua hàng